Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 06/03/2023

Tuyên truyền về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Tuyên truyền về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Thực hiện Kế họach số 50/KH-UBND ngày 21/3/2022 của của Ủy ban nhân dân Huyện EaH’Leo về triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Kế hoạch số 207/KH-UBND, ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch triển khai Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn huyện Ea H’Leo giai đoạn 2021 – 2025. Ủy ban nhân dân xã Ea nam đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo một số nội dung quan trọng với mục tiêu: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này thông qua việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và phát triển, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu có từ 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới được sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ; 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức như: tư vấn, tham vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản...

Để hoàn thành mục tiêu đề ra đồi hỏi phải có sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Bên cạnh đó cần có những giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình của địa phương.Trong đó công tác Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là vô cùng quan trọng.Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình,…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các Công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em….Một số nội dung không thể thiếu trong công tác này đó là Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Vậy thế nào là bình đẳng giới? Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và được thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các quyền lợi, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Bình đẳng giới là nam và nữ đều được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,... Bình đẳng giới có nghĩa rằng không còn sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội và gia đình. Bình đẳng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và khác biệt giữa họ được thừa nhận và tôn trọng.

Tại sao phải thực hiện bình đẳng giới? Thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng giới đem lại lợi ích cho phụ nữ và xã hội.

Bình đẳng giới phải được thực hiện trong mỗi gia đình. Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và xây dựng thể chế gia đình bền vững.

            Trên thực tế hiện nay cho thấy định kiến giới và đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội như:  Đại đa số thời gian làm việc của  người phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Hoặc nhiều gia đình Việt Nam ngày nay vẫn còn tư tưởng thích có con trai hơn con gái, phân biệt đối xử giữa người con trai và con gái trong một gia đình,… Đặc biệt, hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở đó, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình, họ phải làm việc suốt ngày và không được tiếp cận với việc học hành. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, việc họ hàng, rồi sa vào các tệ nạn xã hội,… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ. Và hiện tượng xúc phạm, đánh đập, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn còn diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong xã hội.

Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình cần chú trong mọt sô các biện biện pháp sau đây:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền Luật Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, nhà giáo, người lao động, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội.

Thứ hai, tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn về giới và bình đẳng giới cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị, trường học, những cán bộ trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm và thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ.

Thứ ba, đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động, việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tăng cường các hoạt động tập huấn để các loại tài liệu tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, về giới và bình đẳng giới đến được với tất cả nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động và cơ quan, đơn vị, trường học. Tạo điều kiện phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ, trên cơ sở này sẽ giúp cả giới nam và giới nữ xoá bỏ những tư tưởng phong kiến, lạc hậu ăn sâu trong tâm trí cán bộ, nhà giáo, người lao động, tạo điều kiện cho bình đẳng giới được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn.

 Thứ tư, phải có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc

phạm nhân phẩm phụ nữ.

Thứ năm, đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường phổ thông, giúp cho thanh niên, thiếu niên nhận thức đúng những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và hệ thống. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm về bình đẳng giới trong xây dựng gia đình và xã hội.

Thứ sáu, chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đồng thời tạo dư luận xã hội công khai qua công tác tuyên truyền với những vụ việc vi phạm về bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bình đẳng giới tạo nên sự phát triển kinh tế và nâng cao nguồn nhân lực của đất nước. Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới nói riêng mà là của toàn xã hội, và bình đẳng giới trong cả nam và nữ từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững.

Một số thông điệp cần chú ý:

  1. Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
  2. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
  3. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
  4. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
  5. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
  6. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, không xâm hại tình dục.
  7. Hãy hành động để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
  8. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại.
  9. Pháp luật sẽ nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
  10. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn.

                                                                                                                                                                                         T/h: Khúc Hồng

 

 

In Gửi Email
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang