HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2022
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, xã hội có xu hướng tiến đến việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Xu thế này đã được Đảng và Nhà nước ta sớm nắm bắt và xây dựng các quy định pháp luật để điều chỉnh nội dung này, cụ thể là ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006; tiếp theo đó là các Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/6/2008 hướng dẫn Luật Bình đẳng giới và Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2009 về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Xác định được tầm quan trọng của bình đẳng giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010). Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu chính của giai đoạn này là đến năm 2020, về cơ bản bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Tiếp theo giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ) với mục tiêu chính là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2022, với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân xã Ea Nam tiếp tục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc bình đẳng và hợp tác. UBND xã Ea Nam đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới như in băng rôn, khẩu hiệu và đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Bên cạnh đó lồng ghép tuyên truyền BPGDPL nhân ngày Tổ chức Đại Đoàn kết dân tộc tại 19/19 thôn, buôn trên địa bàn xã.
Tổ chức tuyên truyền Luật Bình Đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Lồng ghép tuyên truyền pháp luật tại buôn Kdruh
Hình ảnh tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Triển khai hoạt động tuyên truyền Tháng hành động, tổ chức lồng ghép vào Ngày Đại Đoàn kết dân tộc phổ biến tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác Bình đẳng giới: Điều 28 Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống Bạo lực gia đình….. Tiến hành treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở cơ quan, và khu vực đông dân cư…chủ đề, thông điệp truyền thông trong Tháng hành động.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của cấp ủy, chính quyền, tổ chức cá nhân, gia đình và cộng đồng, về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, vận động toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Qua đó, tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, cho các thành viên gia đình... Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới, Luật bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình./.